Phát Triển Nhận Thức Tìm hiểu một số con vật sống dưới nước

Phát Triển Nhận Thức Đề Tài: “Tìm hiểu một số con vật sống dưới nước”  (con cá,con cua,con óc,con tôm) IMục Đích Yêu Cầu:   1 Kiế...

Phát Triển Nhận Thức
Đề Tài: “Tìm hiểu một số con vật sống dưới nước”
 (con cá,con cua,con óc,con tôm)

IMục Đích Yêu Cầu:
  1 Kiến thức :
-      Trẻ biết được tên gọi đặc điểm của một số con vật sống dưới nước.
-      Biết được sự sinh sản, thức ăn, nơi sống.
  2 Kỹ năng:
-       Cháu biết phân biệt được một số con vật sống dưới nước
-       Biết so sánh điểm giống nhau và khác nhau của hai con vật
3Thái độ:
-       Giáo dục cháu biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ cho các con vật sinh sống và phát triển.
-        Trẻ biết không lại gần ao hồ, sông suối, rất nguy hiểm cho bản thân
II .Chuẩn  Bị:
- Các loại cá nước ngọt(có vẩy,da trơn),ốc,cua,tôm bằng bìa rời,rong
-       Tranh lô tô động vật sống dưới nước
-       Mũ cá vàng.


III .Tổ Chức Hoạt Động

              Hoạt Động Của Cô
Hoạt Động Trẻ
Hoạt động 1: (5 phút)
-       Cô đọc cho cháu nghe câu chuyện nàng tiên cá.
-       Cô vừa đọc câu chuyện nhắc đến con vật nào?
-       Thế cá là con vật sống ở đâu?
-       À đúng rồi các con ơi, ngòai cá là động vật sống dưới nước thì còn có nhiều con vật khác cũng sống dưới nước nữa. Và để hiểu rõ hơn về các con vật sống dưới nuớc hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu một số con vật sống dưới nước nha!

-       Chú ý
-       Con cá
-       Sống dưới nước.





-       Đồng thanh
Hoạt động 2: (15 phút)
Cá chép:
-       Lớp hát cá vàng bơi.
-       Các bạn nhìn xem đây là con gì?
-       Con biết gì về  con cá  chép?


-       À đúng rồi đó các con ơi, cá chép có màu vàng, sống dưới nước cá thở bằng mang,ăn rong. Thịt cá ăn rất ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng và chế biến nhiều món ăn ngon nữa đấy các con.
Cá Trê:
“ Cá gì không vẩy bẹt đầu
Ngạnh thì nhọn hoắt mà râu rất mềm”
                                       Đó là cá gì?
-       Thế con có nhận xét gì về cá Trê?


-        Cá trê thích chui với lớp bùn non, không có vẫy, có màu đen là động vật sống dưới nước.
Con cua:
Đọc đồng dao: “con cua tám cẳng hai càng.....con cua”
-       Bài đồng dao nhắc đến con gì?
-        Con biết gì về con cua?


                                                              

-       Cua là một lọai thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng,ăn thịt cua giúp xương và răng chắc khỏe nhưng chúng cũng cắn phá mùa màng, cắn lúa của các bà con nông dân nữa đấy các con.
Con Tôm:
-       Cô đọc câu đố về con Tôm
“ chân gần đầu ,râu gần mắt
lưng còng co quắt mà nhảy rất hăng”
đố là con gì?
-       Thế con biết gì về con Tôm?
-       Các con ơi các con vật sống dưới nước đều rất có ích cho cuộc sống chúng ta, cung cấp một lượng lớn thức ăn giàu dinh dưỡng cho cơ thể .Chính vì vậy ta phải làm gì để bảo vệ chúng?



-       Trò chơi con gì biến mất
So sánh:  Con Cua và Con Cá.



-       Cháu hát cùng cô.
-       Con cá .Đồng thanh
-       Cá sống ở dưới nước, có mắt, vẩy, đuôi, đẻ trứng,Cá bơi bằng vây
-       Cá thở bằng mang.
-       Cá đớp mồi bằng miệng, cá ăn rong rêu…
-       Canh, kho, chiên…




-       Cá Trê đồng thanh
-       Cá là động vật sống dưới nước, cá trê không có vẩy, có vây..........






-       Con cua. đồng thanh
-       Cua bò ngang.Có 8 cẳng 2 càng, có mắt có mai,Mai cua cứng, ăn thịt cua có chứa nhiều canxi giúp xương chắc khỏe…










-       Con tôm đồng thanh
-       Trẻ kể:…...
-       Bảo vệ môi trường sống của chúng, không vứt rác bừa bãi, các vỏ chai, lọ, xuống cá dòng sông gây ô nhiễm môi trường nước, không đánh bắt cá con,cá trong mùa sinh sản…
-       Cháu chơi cùng cô.
-       Cháu so sánh cùng cô
Giống nhau:
-       Đều là những con vật sống dưới nước.Ăn rong rêu, các con cá nhỏ.
Khác nhau:
-       Con cua: không có vẫy, không có vây, có càng bò ngang.
-       Con cá: có vẫy có vây, thở bằng mang,ngoi lên và lặn xuống
Hoạt động 3: (10 phút)
-       Trò chơi“Thi ai nhanh”
-       Cách chơi: có 2 đội mỗi đội có 5 bạn, các con thi nhau gắn một số con vật sống dưới nước, đội nào gắn được nhiều trong vòng một bài hát hát sẽ là đội chiến thắng


-       Chọn đội chơi
Điểm số ,so sánh kết quả ,tuyên dương
Hoạt động 4 (5 phút)
-       Nhận xét –cắm hoa

-       Cắm hoa

Hoạt động 2 :
Trò chơi “Đi Câu Ếch”
– Vật dụng: 1 sợi dây chừng 1m, 1 miếng giấy hơi nặng.
– Chuẩn bị:
Vẽ 1 vòng tròn (đường kính tùy độ tuổi và số lượng người chơi) để làm ao. Cần câu là 1 sợi dây dài chừng 1m, đầu sợi dây buộc 1 miếng giấy gập nhỏ lại cho hơi nặng để có thể hất trúng ếch ở xa. Đầu que có thể bịt vải để tránh nguy hiểm.
– Cách chơi:
Dùng trò chơi Oản tù tì để xem ai là người đi câu.
Mọi người vào trong ao làm ếch, còn người đi câu ở ngoài cầm cần đi câu.
Khi người điều khiển phát lệnh và bắt nhịp thì mọi người bắt đầu hát:
“ Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
Ech kêu ộp ộp
Ech kêu oạp oạp
Thấy bác đi câu
Rủ nhau chốn mau
Ech kêu ộp ộp
Ech kêu oạp oạp”
Khi hát làm động tác như ếch đang nhảy, tay chống nạnh, chân chụm lại hơi nhún xuống, nhảy lung tung trong vòng tròn. Nếu thấy người đi câu còn ở xa thì có thể nhảy lên bờ (ra khỏi vòng tròn) để chơi nhưng phải cảnh giác người đi câu, vì nếu đang ở trên bờ mà để người đi câu quâng dây trúng là bị bắt, phải thay làm người đi câu. Ngược lại người đi câu cũng tỏ ra lơ là đi rảo quanh bờ để lừa ếch mất cảng giác rồi bất ngờ quăng dây bắt.
– Luật chơi:
Ech nào bị người đi câu quăng dây trúng thì sẽ bị bắt và phải thay làm người đi câu
Nhận xét cuối buổi:
-        Hát hoa bé ngoan.
-        Nhận xét.
Hoạt động có chủ đích:
-        Đa số trẻ thực hiện được theo yêu cầu hoạt động khoảng       còn một số chưa chú ý.
-        Cháu biết tham gia chơi, thể hiện được vai chơi khoảng     còn một số cháu còn ồn chưa liên kết góc chơi.
Hoạt động ngoài trời:
-        Cháu tham gia hoạt động cùng cô tích cực, trả lời câu hỏi tròn câu       khoảng. Còn một số chưa chú ý.
-        Tham gia trò chơi tốt, tích cực. Lớp còn ồn.
-        Hát “ đi học về”

-        Dặn dò

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Post a Comment